Phòng tránh đột tử trong thể thao bằng cách nào?

Câu chuyện cầu thủ Trần Ngọc Dũng bị ngưng tim đột ngột khi thi đấu ở Nhật Bản một lần nữa khiến người chơi bóng đá phải e ngại về vấn đề sức khỏe tim mạch.

Đột tử chứ không phải đột quỵ

Làng bóng đá đỉnh cao từng chứng kiến rất nhiều bi kịch, cũng như những khoảnh khắc hú vía khi các cầu thủ bị ngưng tim.

Marc-Vivien Foe, Puerta, hay Cheick Tiote… Có một danh sách dài những ngôi sao bóng đá đã ngã xuống và mãi mãi không đứng dậy được khi đang thi đấu. Một số khác may mắn hơn – như Christian Eriksen ở Euro 2020 hay mới nhất là Tom Lockyer ở Premier League, đã may mắn được cứu sống kịp thời.

Không chỉ giới bóng đá đỉnh cao, nguy cơ đột tử còn hiển hiện ở sân chơi bóng đá phong trào. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về vấn đề này, bác sĩ Phan Tấn Tài (khoa tim mạch, Bệnh viện Trưng Vương, TP.HCM) chia sẻ:

“Trường hợp cầu thủ Trần Ngọc Dũng mới đây thật ra được gọi là đột tử, chứ không phải đột quỵ. Chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Với trường hợp đột quỵ, triệu chứng thường gặp nhất là liệt nửa người, méo miệng, có thể hôn mê nhưng tim vẫn còn đập. Còn đột tử là tình trạng ngưng tim đột ngột không thể dự đoán trước. Trong một số trường hợp, người bị đột tử có thể được cứu sống nếu can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân chính gây đột tử là loạn nhịp tim. Với người trên 35 tuổi, khả năng cao là do xơ vữa động mạch vành. Còn với người dưới 35 tuổi thường là bệnh di truyền như bệnh cơ tim, các rối loạn hệ dẫn truyền trong tim…

Đột tử trong thể thao thường xuất hiện ở các môn đối kháng, những môn chơi có tính cạnh tranh cao. Thời tiết nắng nóng, mất nước hay vận động quá sức cũng là những yếu tố thúc đẩy”.

Cẩn thận khi sơ cứu

Cách phòng tránh tốt nhất với nguy cơ đột tử trên sân đấu thể thao là phải tầm soát các bệnh lý tim mạch trước khi tham gia các môn thể thao, đặc biệt là các môn có tính đối kháng cao. Đây là chuyện nói thì dễ, nhưng thực hiện lại không dễ.

Bác sĩ Phan Tấn Tài chia sẻ: “Người Việt mình thường không có thói quen tầm soát tim mạch. Ngay cả khi đi khám sức khỏe cũng rất ít ai làm siêu âm tim, điện tim. Giới vận động viên theo tôi biết cũng vậy. Tôi từng gặp một vận động viên bơi lội, khi đo điện tim thì có dấu hiệu nguy cơ đột tử tim rất cao. Khi tôi khuyên nên tầm soát sâu hơn các vấn đề về tim mạch thì anh ấy lại không chịu, vì cho rằng mình rất khỏe và không hề có triệu chứng gì khi gắng sức.

Lời khuyên là khi đã xác định chơi những môn thể thao đối kháng một cách thường xuyên, bạn nên tầm soát tim mạch haằng năm. Nếu tim có vấn đề, bạn nên tìm các môn thể thao nhẹ nhàng hơn. Với giới vận động viên, việc này càng quan trọng.

Một lời khuyên khác, đó là tìm hiểu những kiến thức liên quan đến sơ cứu khi gặp người đột tử. Cách đây vài năm từng có trường hợp cầu thủ bị tụt lưỡi (hay nuốt lưỡi) khi bất tỉnh trên sân, rồi được đồng đội sơ cứu bằng cách kéo lưỡi ra. 

Trận Bournemouth – Luton phải đá lại sau sự cố cầu thủ bị ngưng tim

Sở dĩ có hành động kéo lưỡi là vì sợ khi bệnh nhân bất tỉnh, nằm ngửa, lưỡi bị tụt xuống cuống họng sẽ gây cản trở hô hấp. Nhưng hành động này rất tốn thời gian và gây nguy hiểm cho nạn nhân (vô tình đẩy lưỡi ra sâu hơn, chấn thương vùng miệng…). Nếu gặp tình huống này, chúng ta chỉ cần dùng tay ngửa đầu và nâng cằm nạn nhân, lưỡi sẽ trở về vị trí bình thường.

Thời gian tế bào não tổn thương vĩnh viễn không hồi phục do thiếu oxy là 3 phút. Vì vậy, việc quan trọng nhất cần làm là hô to gọi sự giúp đỡ và tiến hành hồi sinh tim phổi cho nạn nhân ngay”.

Previous post Khoảnh khắc Tết của tôi: Xuân về thăm đảo Thạnh An
Next post Bé trai 12 tuổi bị giập nát tay chân, vỡ ruột non vì chơi pháo nổ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khảo sát tính cách
Xin chào mọi người, tôi là Đặng Minh Tuấn, tôi đang làm luận văn tốt nghiệp và rất cần mọi người giúp làm bài khảo sát này.

Mục đích của khảo sát này nhằm đánh giá và tìm ra mối liên hệ giữa tính cách của bạn đọc với các nội dung của trang, từ đó giúp cho các bài viết trên trang web dễ dàng tiếp cận hơn, tạo ra giá trị tối ưu cho các trang web tin tức.

Khảo sát không thu thập các thông tin cá nhân & được bảo mật tuyệt đối.
Rất cám ơn Anh/Chị/Em đã dành thời gian thực hiện khảo sát này!

Vui lòng cho biết họ và tên của bạn*

Khảo sát
Bạn vui lòng trả lời những câu khảo sát sau, chọn đồng ý hoặc không đồng ý với nội dung của câu hỏi khảo sát.

1.Tôi luôn là trung tâm của các cuộc nói chuyện.

2. Tôi không ngại làm tâm điểm của sự chú ý.

3. Tôi cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với mọi người.

4. Tôi tử tế với hầu hết mọi người.

5. Tôi không dễ bị tổn thương.

6. Tôi có trái tim nhân hậu.

7. Tôi luôn làm việc hiệu quả.

8. Tôi thích sự trật tự.

9. Tôi luôn chú ý đến những chi tiết nhỏ.

10. Tôi luôn lo lắng về mọi thứ.

11. Tôi dễ bị căng thẳng.

12. Tôi dễ bị phiền toái bởi những điều nhỏ nhặt.

13. Tôi có vốn từ ngữ phong phú.

14. Tôi có trí tưởng tượng sống động.

15. Tôi có sự đánh giá cao về nghệ thuật.